Yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan có buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không?
Yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 1 Điều 102 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
2. Hợp đồng giám định gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định; tên, địa chỉ giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định;
b) Đối tượng, nội dung yêu cầu giám định;
c) Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
d) Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
...
Như vậy, theo quy định, yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
Hợp đồng giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung nào?
Hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 2 Điều 102 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
2. Hợp đồng giám định gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định; tên, địa chỉ giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định;
b) Đối tượng, nội dung yêu cầu giám định;
c) Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
d) Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
g) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp;
h) Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
Như vậy, theo quy định, hợp đồng giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
Tên, địa chỉ giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định;
(2) Đối tượng, nội dung yêu cầu giám định;
(3) Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
(4) Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán;
(5) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(6) Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
(7) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp;
(8) Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan?
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 1 Điều này có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan, người giám định quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện giám định.
3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu;
b) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định;
c) Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo quy định tại Điều 106 của Nghị định này;
d) Thỏa thuận chi phí yêu cầu giám định.
4. Tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
b) Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần yêu cầu giám định;
c) Thanh toán chi phí giám định theo thỏa thuận; tạm ứng chi phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
d) Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.
Như vậy, theo quy định, những tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
(1) Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
(2) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
(3) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nguồn: thuvienphapluat.vn
Viết bình luận