Được hỗ trợ bởi Dịch
 

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI SINGAPORE

Pháp luật Singapore quy định, người nước ngoài được phép đăng ký thành lập công ty tại Singapore theo 3 hình thức sau:

  1. Văn phòng đại diện (Representative Office) tại Singapore
  2. Văn phòng chi nhánh (Branch office) ở Singapore
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Private Limited Company). Đây là loại hình doanh nghiệp có có tư cách pháp nhân riêng biệt. Theo sau tên của công ty thường có cụm từ “Pte Ltd” hoặc “Ltd”.

Thủ tục thành lập công ty tại Singapore

1. Quyết định loại hình công ty sẽ thành lập tại Singapore

Việc lựa chọn loại hình công ty hoạt động tại Singapore sao cho phù hợp sẽ rất quan trọng và góp phần quan trọng vào việc tối đa hóa lợi ích, thuế cho doanh nghiệp.

2. Đ ặt tên, kiểm tra và đăng ký tên cho công ty tại Singapore

Tên là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ loại hình công ty nào. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tên gọi phù hợp với các hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, tên gọi cũng ảnh hưởng đến chiến lược dài hạn cũng như hình ảnh của công ty trước khách hàng và các đối tác.

Lưu ý rằng tên công ty có thể bị từ chối phê duyệt vì nhiều lý do khác nhau, phổ biến nhất là lí do trùng tên với những công ty đã đăng ký trước hoặc tên công ty có chứa những từ ngữ nhạy cảm, bị cấm tại Singapore,… Việc lựa chọn tên công ty đúng đắng sẽ giúp rút ngắn thời gian đăng ký thành lập công ty tại Singapore.

3. Hồ sơ và tài liệu cần thiết khi thành lập công ty

Các hồ sơ, giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị trong quá trình đăng ký thành lập công ty tại Singapore bao gồm:

  • Tên công ty để ACRA (Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và Kế toán) phê duyệt
  • Mô tả ngắn gọn và đầy đủ về các hoạt động kinh doanh của công ty sắp thành lập với mã ngành tương ứng theo quy định của ACRA.
  • Chỉ định ít nhất một một giám đốc thường trú của công ty tại Singapore (Nominee Director) với thẻ công dân quốc tịch Singapore và địa chỉ cụ thể.
  • Công ty cần phải có ít nhất 1 cổ đông, số lượng cổ đông tối đa là 50 cổ đông
  • Cung cấp chứng nhận thành lập công ty (Certificate of Incorporation) và bản điều lệ của công ty (Memorandum and Articles of Association) nếu cổ đông là công ty. Nếu cổ đông là cá nhân người nước ngoài thì cần cung cấp hộ chiếu và địa chỉ đã được xác thực.
  • Địa chỉ văn phòng công ty đăng ký thành lập tại Singapore.
  • Bổ nhiệm 1 thư ký công ty là người Singapore. Lưu ý giám đốc và thư ký công ty kkhông cùng 1 người.

Đăng ký xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài ở Singapore tại Bộ kế hoạch và Đầu tư. Thời gian xin cấp phép là khoảng 30 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Tổng thời gian xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài tại Bộ kế hoạch và Đầu tư dự kiến khoảng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Singapore

Thời gian đăng ký thành lập công ty là từ 2 – 5 ngày làm việc, tùy theo loại hình công ty.

Quy định tại Singapore không bắt buộc nhà đầu tư phải cung cấp giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc xin đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng bạn không nên vì thế mà bỏ qua bước này vì có thể bị coi là hoạt động đầu tư chui và sẽ bị xử lý vi phạm.

Nếu gặp phải trường hợp trên, khi công ty tại Singapore có lợi nhuận hoặc trường hợp giải thể công ty thì chủ sỡ hữu sẽ không thể chuyển lợi nhuận cũng như tiền lãi về nước một cách chính thức. Trong giai đoạn thành lập công ty, chủ sở hữu cũng không thể chuyển tiền sang Singapore theo đường chuyển khoản thông thường.

4. Nhận giấy chứng nhận thành lập công ty tại Singapore

Nếu đã được xác nhận đăng ký công ty thì việc thành lập công ty tại Singapore gần như đã hoàn tất. ACRA sẽ gửi một thông báo bằng email trong đó có mã số đăng ký công ty (UEN) cùng với giấy chứng nhận thành lập công ty bản điện tử. Nếu muốn có bản cứng của tài liệu này thì có thể thông qua quá trình “Hợp pháp hóa lãnh sự”.

Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập thành công ty tại Singapore

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty tại Singapore, doanh nghiệp cần hoàn tất những điều khoản sau đây:

Công khai tài liệu chứng nhận thành lập công ty với tất cả các cổ đông của công ty.

Công khai sổ đăng ký nêu rõ cổ phần tương ứng của mỗi cổ đông trong công ty.

5. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng của công ty tại Singapore

Khi mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp, các ngân hàng tại Singapore sẽ có các yêu cầu sau mà bạn cần lưu ý:

  • Chủ tài khoản và giám đốc doanh nghiệp được yêu cầu có mặt trực tiếp tại Singapore để nói chuyện trực tiếp với ngân hàng về việc mở tài khoản cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần cung cấp hồ sơ và kí các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu từ phía ngân hàng.
  • Hồ sơ và giấy tờ mà các ngân hàng thường yêu cầu bao gồm:
  • Đơn xin mở tài khoản ngân hàng do ngân hàng cung cấp và hướng dẫn cụ thể.
  • Giấy tờ hợp lệ của công ty thành lập tại Singapore như Giấy phép đăng kí kinh doanh và Điều lệ công ty.
  • Hộ chiếu của giám đốc/chủ tài khoản ngân hàng /cổ đông.
  • Proof of address của giám đốc/ chủ tài khoản ngân hàng/cổ đông.
  • Tiền gửi chi phiếu (Cheque deposit)

6. Nhận giấy phép kinh doanh (Business Profile)

Một số ngành nghề nhất định tại Singapore sẽ phải đăng ký giấy phép con để kinh doanh như các ngành giáo dục, dịch vụ tài chính, dược, thực phẩm, du lịch,… Vì vậy, nếu thành lập công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên thì cần phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền. Số lượng giấy phép sẽ tùy và từng trường hợp cụ thể.

7. Đăng ký thuế hàng hóa dịch vụ (GST)

Nếu doanh thu của công ty tại Singapore vượt quá 1 triệu SGD/ năm thì doanh nghiệp cần phải đăng ký Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) tại Cơ quan Doanh thu Nội địa Singapore (IRAS). Những công ty đăng ký GST sẽ tính thuế này cho khách hàng của mình đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, nộp số tiền nay cho cơ quan thuế IRAS tại Singapore. Nếu doanh thu dự kiến của công ty không quá 1 triệu SGD/năm thì doanh nghiệp không cần đăng ký thuế hàng hóa dịch vụ.

Gọi ngay