Được hỗ trợ bởi Dịch
 

TÂM NGUYỆN CÓ PHẢI LÀ DI CHÚC, CÓ BẮT BUỘC CON CHÁU PHẢI THỰC HIỆN HAY KHÔNG?

 Trả lời:

Căn cứ quy định Điều 624 BLDS 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều loại di chúc hay còn được gọi với tên thông thường là chúc thư được lập ra nhưng không đề cập đến vấn đề tài sản mà đơn giản chỉ là những lời căn dặn, tâm nguyện của người lập sau khi chết ví dụ như lời căn dặn của vị khách đặt câu hỏi trên cho Lee. 

Nếu xét về ý nghĩa của quan hệ thừa kế thì những di chúc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự vì không thoả mãn điều kiện thể hiện ý chí của người lập nhằm chuyển dịch tài sản của họ sau khi chết, nhưng nếu xét dưới góc độ xã hội, nội dung, tính chất của những lời dặn này không trái với đạo đức và pháp luật. Theo quy định tại Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Do đó, nếu chúc thư để lại phù hợp với chuẩn mực, đạo đức xã hội thì các các nhân khác có nghĩa vụ phải tôn trọng. Trong chúc thư của anh T có mong muốn được tiến hành hoả táng thay vì chôn cất, đây là tâm nguyện phù hợp với lối sống văn minh hiện nay, nên cần được tôn trọng và thực hiện theo, hay mong muốn anh em phải cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau khi cha mẹ qua đời phù hợp với đạo đức, truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với quy định tại Điều 105 Luật hôn nhân gia đình.

Đối với vấn đề tôn trọng tín ngưỡng theo tôn giáo Tin lành của anh T, hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Xét thấy việc anh T có tâm nguyện sau khi chết được tổ chức theo nghi lễ của tôn giáo mà ông không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà đây là hành động cần được khuyến khích nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của cá nhân. Trong trường hợp vì bất đồng tôn giáo, con cháu của anh H phản đối việc tổ chức nghi lễ theo phong tục của đạo anh T theo thì chính quyền, đoàn thể ở cơ sở có thể vận động, thuyết phục gia đình tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, nếu ai xâm phạm quyền này thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 9, 11, 14 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ.

Như vậy, mặc dù dưới góc độ pháp lý, các tâm nguyện không liên quan đến vấn đề chuyển dịch tài sản của cá nhân sau khi mất không được xem là di chúc. Tuy nhiên, các tâm nguyện mang tính chất là lẽ tự nhiên, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực xã hội và không vi phạm pháp luật thì những người thừa kế cần phải thực hiện, và trong một số trường hợp việc không thực hiện có thể bị vi phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trên đây là tư vấn của Lee, để biết thêm thông tin và tư vấn cụ thể, quý khách có thể liên hệ về Lee & Cộng sự theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Viết bình luận

Gọi ngay