Được hỗ trợ bởi Dịch
 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM ( PHẦN CUỐI)

9. Nhãn hiệu sẽ được thẩm định dựa trên tiêu chí gì?

Theo quy định của Luật SHTT 2005 bổ sung sửa đổi 2019, để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu cần phải:

Có khả năng tự phân biệt (khả năng phân biệt tự thân);

Có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/bảo hộ trước cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn.

9.1. Như thế nào thì được coi là nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt?

Khả năng tự phân biệt hay còn được gọi là khả năng phân biệt tự thân, tự dấu hiệu đó có thể được quy định là nhãn hiệu, chưa xét đến khả năng phân biệt được hay không phân biệt được với các nhãn hiệu khác. Đây là điều kiện tiên quyết, nếu không thỏa mãn điều kiện này thì không cần xét đến điều kiện 9.2 sau đây để thẩm định khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Các nhãn hiệu nếu rơi vào các trường hợp như quy định tại Điều 73 và điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều 742 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì bị coi là không có khả năng TỰ phân biệt.

Để người đọc dễ hình dung, một số ví dụ theo đây bị coi là dấu hiệu không có khả năng phân biệt tự thân (khả năng tự phân biệt), do đó không được định nghĩa là một nhãn hiệu và không được bảo hộ tại Việt Nam:

- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia như “BIN LADEN” hay hình ảnh  …;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước như “ ”, “  ”, “ ”...;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài như “HỒ CHÍ MINH”, “ISAAC NEWTON”, …

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ như nhãn hiệu có phần chữ “sản xuất ở Châu Âu” đối với những sản phẩm không được sản xuất từ Châu Âu;

- Nhãn hiệu là tập hợp của gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số, như “AB”, “GH8”, “CL89”, “HH”… Đây chính là trường hợp rất hay thường gặp tại Việt Nam vì các chủ sở hữu thường hay lựa chọn nhãn hiệu có 02 chữ cái mà không hề biết được rằng việc đặt tên như vậy sẽ không bảo hộ được, hoặc nếu bảo hộ dưới dạng cách điệu thì phạm vi bảo hộ rất hẹp;

- Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu như “Công ty TNHH”, “Công ty cổ phần”, “Tập đoàn”…

- Các dấu hiệu mô tả về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tính năng sản phẩm hay các từ mô tả như tên thường gọi của sản phẩm, ví dụ như made in Vietnam, Made in USA, công nghệ Pháp, chất lượng Nhật Bản, cosmetic, mỹ phẩm, nước hoa, tuyệt vời, hoàn hảo, tốt, bền, hoặc  ,  … đều không được bảo hộ…
9.2. Như thế nào thì được coi là nhãn hiệu có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/bảo hộ trước cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn (Nhãn hiệu đối chứng)

Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, khi thẩm định khả năng đăng ký của nhãn hiệu, tất cả các nhãn hiệu rơi vào các tình huống sau đây đều có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng:

Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứngi ; 

Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng;

Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứng;

Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng. 

Chỉ cần Nhãn hiệu dự định đăng ký nằm trong một trong bốn trường hợp kể trên, nhãn hiệu này bị coi là không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật SHTT, do đó, bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. 

9.2.1. Đánh giá về khả năng tương tự gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu về mẫu nhãn hiệu

Thông thường, khả năng này được đánh giá trên các tiêu chí là phát âm, cấu trúc, ý nghĩa và ấn tượng tổng thể. Để giúp người nộp đơn hiểu rõ hơn về sự tương tự gây nhầm lẫn của mẫu nhãn hiệu, các ví dụ và phân tích dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề này:

Về phát âm: Những trường hợp ví dụ sau thể hiện việc mặc dù cấu trúc và trình bày khác nhau nhưng Nhãn hiệu dự định đăng ký vẫn có phát âm tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng, do đó Nhãn hiệu dự định đăng ký bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng và không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ:

 

Về cấu trúc: Trường hợp ví dụ sau thể hiện việc mặc dù được thể hiện cách điệu nhưng Nhãn hiệu dự định đăng ký vẫn bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng do cấu trúc các chữ cái tạo nên 02 nhãn hiệu đều giống nhau, cụ thể 02 nhãn hiệu đều bao gồm các chữ cái T-O-H, có dấu chấm ở giữa “T” và “OH” và do đó, đều được phát âm thành 2 âm tiết /Ti/- /oʊ/ và đều được tạo thành bởi các chữ T O và H theo cùng thứ tự sắp xếp, còn gọi là tương tự gây nhầm lẫn về cấu trúc nhãn hiệu:

Về ngữ nghĩa: Những trường hợp ví dụ sau cho thấy mặc dù được trình bày bằng ngôn ngữ khác nhau nhưng 02 Nhãn hiệu dự định đăng ký bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng do có cùng nghĩa, ý nghĩa và dịch nghĩa. 

Một điều cần lưu ý, theo quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Hán được coi là những ngôn ngữ thông dụng, vì vậy mọi sự chuyển nghĩa/dịch nghĩa nhãn hiệu từ tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Hán sang tiếng Việt hoặc ngược lại đều có thể bị đánh giá là tương tự với nhau:
 

 

 
hoặc 

 

Về ấn tượng tổng thể: 

Do Nhãn hiệu dự định đăng ký chứa hình ảnh chim bồ câu giống hệt với phần hình chim bồ câu của Nhãn hiệu đối chứng, Nhãn hiệu dự định đăng ký bị coi là tương tự gây nhầm lẫn do chúng tạo ra ấn tượng tổng thể tương tự nhau hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu nếu sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự với sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu đối chứng.

9.2.2. Đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu về sản phẩm/dịch vụ tương tự/liên quan mang nhãn hiệu
Ngay cả khi 02 nhãn hiệu trùng nhau hoặc tương tự với nhau, chúng chỉ bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhau nếu sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu dự định đăng ký có liên quan hoặc tương tự với sản phẩm/dịch vụ của Nhãn hiệu đối chứng. 
Các ví dụ dưới đây sẽ làm rõ thêm vấn đề này:

 

 


Các ví dụ nêu trên chỉ là một số ít trong rất nhiều các ví dụ cho thấy rằng để đánh giá khả năng đăng ký của 01 nhãn hiệu, Cục SHTT phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, dựa trên căn cứ pháp luật Việt Nam và các Điều ước và Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, không phải vì quy trình thẩm định đơn có phần phức tạp, có thể khó hiểu khi mới tiếp cận lần đầu, mà các cá nhân/pháp nhân lại bỏ qua bước quan trọng đầu tiên trong việc bắt đầu kinh doanh, đó là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của riêng mình cùng với đăng ký tên doanh nghiệp3, để đánh dấu mình trên thị trường một cách duy nhất, riêng biệt và quan trọng nhất là KHÔNG XÂM PHẠM quyền của bất kì chủ thể nào khác, cũng là để mặc tấm áo giáp bảo vệ mình trong suốt quá trình kinh doanh tiếp theo./.

Viết bình luận

Gọi ngay