GIAO DỊCH DÂN SỰ BẰNG LỜI NÓI TIỀM ẨN RỦI RO NHƯ THẾ NÀO?
1. Giao dịch dân sự có được thực hiện bằng lời nói không?
Để xét giao dịch dân sự bằng lời nói có hợp pháp không thì phải xét các hình thức của giao dịch dân sự. Theo đó, theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự, hình thức của giao dịch dân sự gồm có: Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Trong đó, nếu các bên giao kết giao dịch dân sự bằng hình thức online, nghĩa là thực hiện thông qua phương thức điện tử như gửi Email, gửi Fax… thì đây được coi là hình thức giao kết giao dịch dân sự bằng văn bản.
Như vậy, giao dịch dân sự vẫn được thể hiện bằng lời nói. Do đó, giao dịch dân sự bằng lời nói vẫn sẽ hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, nếu giao dịch dân sự đó có yêu cầu về hình thức phải ở dạng nào thì thực hiện theo quy định đó. Ví dụ, một số loại giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực như:
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nhà ở…
- Văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ của vợ chồng…
Trường hợp nào giao dịch dân sự bằng lời nói hợp pháp? (Ảnh minh hoạ)
2. Rủi ro khi ký giao dịch dân sự bằng lời nói
Do không được lập bằng văn bản nên những giao dịch dân sự bằng lời nói thường tiềm ẩn một số rủi ro dưới đây:
- Không đầy đủ nội dung giao dịch: Do nội dung của giao dịch dân sự được thực hiện bằng lời nói nên nhiều khi giao dịch đó thực hiện trong thời gian ngắn, các bên chưa thực sự chuẩn bị và lường trước được các tình huống có thể phát sinh trong tương lai.
Bởi vậy, giao dịch dân sự trong nhiều trường hợp không đầy đủ nội dung hoặc các nội dung của giao dịch chưa thật sự lường trước được nên những giao dịch này có thể không đảm bảo đầy đủ tính pháp lý.
- Khó xác định thoả thuận: Do giao dịch dân sự bằng lời nói không được ghi lại bằng văn bản, chỉ là các bên thoả thuận miệng với nhau nên sẽ rất khó khăn trong việc xác định nội dung hợp đồng cụ thể. Đồng thời, xác định trách nhiệm, quyền lợi của các bên cũng khó khăn.
- Không có căn cứ để khởi kiện: Thông thường, khi các bên giao kết giao dịch dân sự bằng miệng thì chủ yếu dựa vào chữ tín và sự đồng thuận tuyệt đối giữa các bên.
Nếu một trong các bên không đảm bảo thực hiện đúng theo thoả thuận, không có văn bản, giấy tờ chứng minh thoả thuận thì rất khó để đưa ra bằng chứng nếu có tranh chấp xảy ra.
Bởi vậy, mặc dù là hợp đồng bằng miệng, không được lập thành văn bản nhưng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, các bên nên thoả thuận miệng và ghi âm, ghi hình, email, tin nhắn… lại thoả thuận đó.
Ngoài ra, những giấy tờ liên quan đến nội dung thoả thuận như giấy nhận tiền, hoá đơn, chứng từ… liên quan, các bên cũng cần thiết phải giữ lại để nếu có xảy ra trường hợp tranh chấp thì sẽ sử dụng như một loại bằng chứng, chứng cứ.
Giao dịch dân sự bằng lời nói khác gì bằng văn bản? (Ảnh minh hoạ)
3. So sánh giao dịch dân sự bằng lời nói và bằng văn bản
Về cơ bản, giao dịch dân sự bằng lời nói và giao dịch dân sự bằng văn bản chỉ khác nhau ở hình thức thể hiện và ở hiệu quả áp dụng
Theo đó, có thể liệt kê những điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức này như sau:
Tiêu chí |
Giao dịch dân sự bằng lời nói |
Giao dịch dân sự bằng văn bản |
Hình thức thể hiện |
Bằng lời nói |
Bằng văn bản |
Giá trị pháp lý |
Tiềm ẩn nhiều rủi ro |
An toàn hơn |
Trường hợp áp dụng |
Giới hạn ở một số loại giao dịch phải lập bằng văn bản hoặc phải được chứng thực, công chứng |
Theo thoả thuận của các bên và không giới hạn ở loại giao dịch nào |
Trên đây là thông tin về: Giao dịch dân sự bằng lời nói. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 033 955 8899 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
RO NHƯ THẾ NÀO?
Viết bình luận